Cách tự luyện đề IELTS Reading và Listening hiệu quả

Đây là hai kỹ năng có thể tự ôn luyện và dễ tăng band nhất.
Vài disclaimer trước khi các bạn đọc phương pháp của mình dưới đây:
1. Thật ra phương pháp của mình cũng không có gì quá mới lạ hay độc đáo, nó cũng na ná những gì các thầy cô khác đã chia sẻ. Ví dụ như anh Andy (kênh Andy in Canada) cũng khuyên các bạn tra nghĩa của từ hết sau khi làm bài Reading hay thầy Đạt Datio cũng khuyên các bạn đọc lại cript sau khi làm bài Listening. Quan trọng là các bạn thử nhiều phương pháp khác nhau và tìm ra cái phù hợp nhất với mình.
2. Chỉ nên luyện làm đề Reading & Listening sau khi các bạn đã nắm được phương pháp làm từng dạng câu hỏi (Multiple choice, matching headings…)
3. Bạn có thể luyện skills bằng cách làm từng dạng câu hỏi nhiều lần, nhưng mình thì thích vào thẳng luyện đề luôn vì mình muốn nhanh gọn và mình cũng không biết sách nào luyện từng dạng câu hỏi riêng lẻ.
4. Sách để luyện đề chính của mình là Cam, và mình cũng nghĩ bộ Cam là tưong đối đủ cho các bạn rồi. Bạn không cần làm quá nhiều đề (không làm quá nhiều chứ không phải là không cần làm nhiều nha :)) mà chủ yếu là skills của bạn và khả năng xử lý đề khi vào phòng thi. 
I – CÁCH LUYỆN ĐỀ READING
STEP 1: Làm hết 1 đề Reading (3 reading passages) trong đúng 1 tiếng
– Đừng tra từ điển, làm như thi thật để quen áp lực thời gian.
– Những lần đầu bạn có thể thấy rất mệt thì có thể tăng thời gian làm bài lên nhưng quen rồi thì cố gắng làm trong 1 tiếng thôi.
STEP 2: Kiểm tra đáp án. XEM THẬT KĨ LẠI CÁC CÂU SAI.
– Nếu bạn hiểu hết nội dung câu đó trong bài đọc mà vẫn làm sai thì hãy xem lại phương pháp làm dạng câu hỏi đó, xem bạn có hiểu đúng dạng câu hỏi đó chưa (đặc biệt là với dạng Y/ N/ NG)
– Một số thầy cô/page có đăng bài giải chi tiết nên các bạn có thể tận dụng các nguồn này.
STEP 3: Tra hết tất cả các từ vựng trong bài đọc mà bạn không biết. (Đặc biệt quan trọng với các bạn yếu từ vựng)
– Trừ các từ quá quá chuyên ngành như tên chất hóa học, tên khoa học của loài khủng long thì không cần tra. Còn những từ vựng chuyên biệt của từng topic ví dụ như tên gọi của các vật thể trong vũ trụ (sao chổi, vệ tinh,…), các tế bào của cây (chất diệp lục,…), các loại cây cỏ phổ biến (dương xỉ, bạch đàn…), các loại bệnh phổ biến (tiểu đường, hen suyễn,…),… thì các bạn vẫn nên chú ý vì bài đọc, bài nghe cũng thỉnh thoảng xuất hiện mấy từ chuyên biệt này.
– Cách ghi nghĩa của từ sau khi tra cũng phụ thuộc vào mỗi người. Bạn nào khá rồi có thể ghi nghĩa tiếng Anh. Mình thì lười và cho tiện + quen mắt thì mình toàn ghi bằng tiếng Việt.
STEP 4: Học từ vựng
– Ở bước này thì mỗi bạn lại có mỗi cách khác nhau phù hợp với mình. Mình thì từng ghi lại từ vựng vào một cuốn tập để coi lại thì thấy cách này không hiệu quả vì mình lười và thấy vào đầu cũng không bao nhiêu.
– Bạn nào quá lười để chép lại từ vựng như mình hãy cố gắng làm nhiều đề lên. Vì thực sự thì từ vựng thông dụng nó cũng có bao nhiêu đó. Bạn càng làm nhiều đề thì tỉ lệ gặp lại 1 từ càng cao và tỷ lệ in vào đầu bạn càng lớn vì có context.
II – CÁCH LUYỆN ĐỀ LISTENING
STEP 1: Làm hết 1 đề Listening (4 sections) liên tục, không dừng nửa chừng để nghe lại.
– Cũng như Reading, nếu thời gian đầu bạn còn chưa quen thì có thể nghe lại giữa chừng nhưng nên hạn chế.
STEP 2: Check đáp án
STEP 3: Đọc script
– Cũng như STEP 3 ở Reading. Tra hết nghĩa + PHÁT ÂM của các từ mình không biết.
– XEM THẬT KĨ LẠI CÁC CÂU LÀM SAI theo 3 hướng sau:
+ Nếu sai vì không nghe được từ/ nghe không đúng từ trong bài Listening. -> Check lại phát âm từ đó bằng nguồn từ điển chính thống (Cambridge, Oxford,…)
+ Nghe kĩ lại từ đó trong bài xem có khác gì trong từ điển không (do nối từ/ do đọc nhanh/ do lên hoặc xuống giọng/…)
+ Nếu sai vì nghe được từ đó nhưng không hiểu nghĩa. -> Check lại nghĩa trong từ điển, chú ý tra thêm nhiều nét nghĩa của từ (đặc biệt là các phrasal verb như come across, go off,…)
+ Nếu sai vì chưa hiểu đúng dạng câu hỏi hoặc đặc biệt làm sai nhiều ở một dạng câu hỏi. -> Trở lại tập luyện ở loại câu hỏi đó rồi mới quay lại làm đề tổng hợp.
STEP 4: Nghe lại bài Listening VỚI SCRIPT (Đặc biệt quan trọng đối với các bạn yếu nghe)
– Vừa nghe lại bài Listening vừa cầm script đọc, người ta nói tới đâu bạn lướt mắt dò tới đó.
– Chú ý tới những chỗ mà lúc đầu bạn không nghe được, những chỗ nối âm, nói lướt, nói nhanh… (nên đánh dấu vào trong script luôn)
– Có thể nghe lại bao nhiêu lần tùy thích cho tới khi quen mà thôi.
STEP 5: Nghe lại bài Listening KHÔNG ĐỌC SCRIPT
– Lần này đóng script lại. Bật file nghe. Nếu bạn có thể nghe hiểu hết tầm 90% trở lên những chữ người ta nói trong file thì ok. Bạn có thể move on sang đề mới.
– Nếu tỉ lệ nghe hiểu không đọc script quá thấp thì bạn nên quay trở lại STEP 3.
STEP 6: Tập luyện kĩ năng nghe inattentively (optional)
– Đây là cách mình hay làm khi muốn tận dụng tối đa thời gian và có thể kết hợp khi đang làm việc khác.
– Lưu file nghe lại trong điện thoại. Bật nghe lại các đề mà bạn ĐÃ LÀM bất cứ khi nào bạn rảnh (khi đang tắm, đi xe bus, làm việc nhà…) để luyện cho tai quen với tiếng Anh.
– Để ý xem bạn có hiểu được tầm 70-80% những gì người ta nói trong file không? Nếu có thì bạn đã làm tốt STEP 3 & 4 rồi.
P/S: Reading & Listening không phải là 2 skills khó, nhưng đòi hỏi sự luyện tập lâu dài. Bạn không thể đọc hay nghe 2 3 bài rồi đòi có 8.0 IELTS được. Vậy nên đừng rush. Mình có một mẹo là chừng nào nghe Listening part 1 không sai câu nào (hoặc chỉ sai 1 câu) + Đọc 3 reading passages bằng tiếng Anh liên tục trong 1 tiếng không ngộp (chỉ đọc thôi, chưa cần hiểu hết mọi từ) thì mới nên đăng ký thi IELTS.
Chúc mọi người ôn luyện IELTS Listening và Reading tốt nhé.
(Cre: Vân Hà)
Bình luận
Liên hệ