Làm sao để nâng band IELTS Reading

Để nâng band Writing và Speaking lên 0.5 thực sự là một hành trình đầy gian nan, tính bằng năm, bằng chục năm. Tuy nhiên, về 2 kỹ năng Reading và Listening, các bạn có thể nâng 1, thậm chí 1.5 hoặc 2 điểm trong 3-6 tháng nếu hiểu rõ bản chất đề và tiếp cận đề hiệu quả. Sau đây là một số Tips để nâng band Reading nếu bạn đã đạt được 7.0 trở lên nhé.
1. KHÔNG NỖ LỰC VIỆT HÓA BÀI READING
Đừng nỗ lực dịch hết cả bài. Dĩ nhiên, biết nhiều từ vựng thì tốt nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phải dịch từng từ trong bài, vì quá trình chuyển hóa ngôn ngữ sẽ làm ý nghĩa bị sai lệch, chưa kể rất mất thời gian. Nếu để ý, các bạn sẽ thấy 40 câu hỏi trong bài đọc thực ra chỉ chiếm 50% số lượng thông tin nội dung bài, nghĩa là có những dòng, những chữ những chi tiết không hiểu tẹo nào các bạn vẫn làm được, vì nó không ăn nhập gì với nội dung câu hỏi. Vì vậy, điều các bạn nên làm là hãy gạch chân TỪ KHÓA, lướt tới DÒNG CHỨA TỪ KHÓA, sau đó ĐỐI CHIẾU điều mình đọc với câu hỏi. Hãy đối chiếu trên phạm trù NGỮ-NGHĨA (TỪ ĐỒNG NGHĨA- NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG) chứ ĐỪNG SUY LUẬN, BẮC CẦU, TỰ ĐEM SUY ĐOÁN CỦA MÌNH. Các bạn có thể ĐỌC VÀ DỊCH DÒNG CHỨA TỪ KHÓA, và chỉ dịch ý đó thui, đừng đi xa hơn nhé.
2. TRUE-FALSE-NOT GIVEN VÀ MULTIPLE CHOCIE
AE xét 2 dạng bài này như nhau vì chúng dựa trên cùng một logic: đi tìm tính xác thực của thông tin.
• Câu T thì rất dễ tìm, nhưng đa phần chúng ta hay phân vân giữa F và NG.
• Để đỡ phân vân, AE có một mẹo nhỏ cho các bạn: Sau khi đọc statement, hãy đặt ra cho mình các giả thiết False, từ đó nếu bài đọc khớp với các giả thiết này thì đúng chắc chắn câu đó F, còn nếu không thuộc giả thiết thì là NG.
-> Ví dụ: She is always on time.
On time là đúng giờ, vậy giả thiết ngược với nó là trễ giờ, trễ hẹn = She is always late.
Vậy nếu bài nói về thông tin trễ, câu này đúng với giả thiết False mình đặt ra nên nó chắc chắn Sai, còn nếu bài chỉ ghi She always comes at 6pm, 6pm không hề liên quan tới chuyện đúng giờ hay trễ giờ (đây chỉ là một thời gian cụ thể, không nhắc sớm hay trễ) nên là NG. Nhiều bạn sẽ nghĩ 6h tối là rất sớm rồi, đến sớm thì chắc là đúng giờ rồi và chọn True, đó là suy diễn nhiều quá. Các bạn hãy thử áp dụng cách đặt giả thiết ngược , hy vọng các bạn sẽ không sai giữa F và NG nữa.
• Khi làm tốt TFNG, các bạn hãy làm tiếp Multiple choice, mặc dù trông có vẻ khác xa nhưng bản chất cũng là đi tìm câu đúng (True) giữa F và NG. Với dạng này, chúng ta cũng xem các options A, B, C, D là các statement để xác định. Sau khi gạch TỪ KHÓA, các bạn đi tìm xem TỪ KHÓA đó trong bài có đề cập không (không có từ đồng nghĩa xem như NG, gạch chéo), nếu có nhưng ngược lại về nghĩa là F, cũng gạch bỏ, từ đó loại trừ ra còn câu True là đáp án cần khoanh. Mẹo này giúp các bạn tránh phân vân và tránh làm lụi, vì chúng ta đi loại trừ nên có căn cứ rõ ràng hơn nhiều.
3. DẠNG ĐIỀN TỪ
Dạng này tương đối dễ thở, chỉ có một số lưu ý nhỏ để các bạn tối đa điểm của mình như sau
• Cố gắng đoán tối đa mọi thứ về từ cần điền (dạng từ/ số ít số nhiều/ chỉ người hay vật)
• Để đoán, các bạn thử nhìn vào các từ hàng xóm với nó, ví dụ nếu động từ không có “s” thì chắc chắn danh từ số nhiều có “s”, vậy mình khoanh vùng đáp án dễ hơn, hoặc nếu trước đó là từ “an” thì chắc chắn danh từ phải bắt đầu bằng “a,e,i,o,u”. Đi tìm vừa lẹ vừa đỡ phân vân đó.
4. CÁC DẠNG NỐI
• Có 2 kiểu nối chủ yếu dựa trên 2 loại logic ngược nhau, nên mình cần hiểu logic từng loại là sẽ làm tốt: Matching headings (Nối ý chính) và Matching information/ feature (Nối chi tiết). Nếu các bạn làm đại, thì sẽ rất dễ nhập nhằng, đặc biệt là Heading, vì nhầm lẫn chi tiết thành ý chính.
• Heading là ý lớn, ý chủ đạo. Như vậy nếu các bạn thấy một từ trong đoạn văn na ná từ trong list Headings trong đề, 99% là bẫy đấy vì đó chỉ là chi tiết thôi, đừng vội, và đừng bao giờ chọn. Bình tĩnh, xem từ khóa đó và các từ khóa lân cận cùng thuộc một mái nhà chung nào (Ví dụ câu 1 các bạn có eye, câu 2 có ear, câu 3 có mouth, thì cả eye, ear, mouth đều chỉ là chi tiết cho ý chính về Sense là giác quan) Như vậy, khi làm dạng này, chỉ sẽ gạch từ khóa trong từng câu của đoạn văn, sau đó hệ thống các từ khóa này lại và nhìn trong list Headings xem có Headings nào chứa được hết mọi từ khóa này không.
• Information thì ngược lại, đó là chi tiết. Như vậy các bạn đừng cố hiểu ý của cả đoạn làm gì, mất thời gian. Chỉ cần thấy dòng đó, chữ đó có ý na ná là các bạn đã chọn được rồi. Thành ra các bạn nhớ phân biệt kỹ 2 dạng nối này để không phí thời gian vô bổ nhé. Có một số từ khóa điển hình của dạng Match information, tần số xuất hiện tới 80% các bạn cần biết và ghi nhớ luôn cách làm:
-> a reference to …: chỉ ra … (thường thì đoạn này sẽ có tên riêng ông nào đó, cứ khoanh vùng các đoạn này là được)
-> a list of/ examples of …: các ví dụ …(thường thì tìm những câu có such as và đi cùng ý liệt kê nhiều dấu phẩy, hoặc những từ như including)
-> a term: khái niệm (tìm các đoạn có từ in nghiêng trong ngoặc kép, hoặc có từ đánh dấu về tên gọi như named/ called …)
Chúc các bạn ôn Reading tốt.
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ