Tuyệt kỹ: Sắp xếp thời gian học IELTS như thế nào để đạt mục tiêu nhanh nhất

Có nhiều vấn đề đặt ra cho người bắt đầu học IELTS. Bắt đầu từ đâu? Sắp xếp thời gian học IELTS cho người mới như thế nào thì thích hợp? Nên tập trung ở những kĩ năng nào? Hầu như ai bắt đầu học tiếng Anh hay IELTS cũng luôn xoay quanh những vấn đề ấy. Nếu bạn sắp hoặc đang bước vào chặng đường học một ngoại ngữ, đừng quá lo lắng, AE sẽ mang đến cho bạn những tips bắt đầu hiệu quả nhất!
Nên phân bổ thời gian học IELTS cho người mới bắt đầu như thế nào?
Việc phân bổ thời gian học IELTS cho người mới phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn cần xác định trình độ ngoại ngữ bạn đang ở mức độ nào (Nếu bạn chưa biết thì có thể liên hệ để được AE test trình độ nhé.), mục tiêu bạn muốn đạt được trong tương lai, và cuối cùng là bạn có thể dành bao nhiêu tiếng trong một ngày cho IELTS. Và nhiều vấn đề khác nữa. Khi có thể tự trả lời những câu hỏi trên, bạn có thể tự vạch ra cho mình một lộ trình học IELTS hiệu quả. Còn nếu bạn đang quá bận và không có nhiều thời gian để set-up thì có thể tham gia khoá kèm 1-1 với AE để AE giúp bạn lên 1 lộ tình chi tiết nhé.
Khi xác định được khả năng ngoại ngữ tiếng Anh hiện tại, bạn có thể đặt được mục tiêu phù hợp trong khoảng thời gian thích hợp. Việc đưa ra mục tiêu quá cao trong thời gian ngắn khiến bạn dễ bế tắc và ngược lại. Song, đặt ra mục tiêu phù hợp bạn sẽ có động lực phấn đấu. Kết hợp cùng lộ trình cụ thể bạn sẽ sớm chạm mục tiêu.
Thời gian học IELTS
Như đã nói ở trên, thời gian học IELTS giữa mỗi người không giống nhau. Đối với những người mới, tôi chia thành 2 trình độ chính:
  • Những người không có nền tảng tiếng Anh/IELTS hoặc mất gốc: nếu bạn muốn đạt được band 3.0 khi bắt đầu từ số 0, bạn phải dành ra 80-100 tiếng, bao gồm cả thời gian học kiến thức mới và ôn tập. Lộ trình này diễn ra 1-2 tháng. Điều độ mỗi ngày 1-3 tiếng để có thể ghi nhớ kiến thức sâu hơn khi vừa học vừa ôn tập. Đây là con số mang tính tham khảo, tương đối vì AE rút ra được sau các khoá với các bạn học viên của mình.
  • Những người đã có nền tảng nhưng không vững (muốn đi từ 3.0 đến 4.0): ở band này, thời gian sẽ học nhiều hơn từ 250 – 400 tiếng trong 2 – 3 tháng, tương đương mỗi ngày từ 2.5 – 4 tiếng.
Tùy vào nhu cầu, khả năng mà sẽ có thời gian học IELTS cho người mới sẽ thay đổi. Việc học IELTS không phải ngày một ngày hai. Bạn cần cố gắng và kiên nhẫn thì mới gặt hái được thành công.
Lộ trình học IELTS
IELTS đã không còn xa lạ với mọi người. Từ học sinh – sinh viên đến người đi làm cũng có thể tham gia học và thi IELTS. IELTS gồm có 4 kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói. Học IELTS không nên tập trung vào một kỹ năng nhất định. Mà phải phân chia thời gian cho cả 4 kỹ năng. Bởi vì các kỹ năng đều hỗ trợ nhau qua lại trong quá trình học.
Người mới bắt đầu học tiếng Anh
Đối với người mới học tiếng Anh, bạn nên tập trung vào Vocabulary (từ vựng) và các cấu trúc ngữ pháp. Việc đó không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua phần nghe và nói. Nên bắt đầu nghe từ những bài hát tiếng Anh hay những câu chuyện đơn giản để dần quen với ngôn ngữ mới. Học từ vựng theo những chủ để gần gũi xung quanh bạn như people, the world, school & work,… Đồng thời nên bắt đầu học phát âm. Việc phát âm chuẩn ngay từ đầu sẽ giúp bạn trong việc nghe và nói. Cần định hướng chi tiết hơn về lộ trình & tutor kèm giúp bạn lấy lại gốc thì đừng ngại qua wall mình tham khảo nhá.
Người mất gốc ngữ pháp
Với các bạn đang mất gốc ngữ pháp: Bạn cần xác định tình trạng mất gốc của bạn đang ở mức độ nào. Ngoài ra kỹ năng nào bạn tốt nhất và kỹ năng nào bạn cần cải thiện nhiều nhất. Khi này, chúng ta vẫn thiếu rất nhiều từ vựng, và đặc biệt là nền tảng ngữ pháp còn rất lỏng lẻo.  Lộ trình để bạn tham khảo:
  • Dồn chủ yếu thời gian học ngữ pháp (~80%).
  • Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kết hợp học thêm các bài Nghe – Đọc mức độ dễ (~20%) để làm quen dần việc học từ vựng.
  • Nên có phần ghi chép từ vựng, định nghĩa và cách phát âm. Sau những bài học, hãy cố gắng đặt câu sử dụng ngữ pháp kết hợp cùng từ vựng. Nhằm mục đích để ghi nhớ cách sử dụng chính xác.
Lưu ý: Điều rất quan trọng trong giai đoạn này đó là chúng ta nên học thật đều. Đừng nên chú trọng vào một kỹ năng, hãy phân chia thời gian phù hợp cho cả 4. Cũng như thường xuyên có các bài revision từ vựng/ ngữ pháp. Tránh tình trạng “học trước quên sau”.
Người có nền tảng và bắt đầu học IELTS
Với các bạn đã có nền tảng ngữ pháp và bắt đầu làm quen các dạng bài IELTS (~3.0-4.0): Khi này, chúng ta sẽ cố lấp nốt những lỗ hổng ngữ pháp còn lại, nhưng song song đó dành nhiều thời gian hơn cho các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc- Viết, mình gợi ý các bạn với lịch phân chia học như sau:
  • Ngay từ đầu, nên có một bài test đầy đủ 4 kỹ năng để biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
  • 50% thời gian bạn có dành cho việc củng cố nốt ngữ pháp, lắp đầy những lỗ hổng.
  • 50% thời gian còn lại có thể chia đều cho 4 kỹ năng (nên là 2 kĩ năng/ ngày đan xen nhau để tránh nhàm chán).
  • Bổ sung ôn luyện và tăng cường làm bài tập những kỹ năng bạn còn yếu. Cố gắng cân bằng cả 4 kỹ năng.
Lý do là cho việc này đó là vì trong các văn bản Reading học thuật, chúng ta hoàn toàn có thể chắt lọc ra các từ/ cụm từ vựng học thuật hoặc theo chủ đề rất hay. Và hơn hết các từ vựng này thường là formal (trang trọng). Tức là rất phù hợp với các bài Writing. Ngược lại, trong các bài nghe thì thường là các cuộc hội thoại (Speaking) nên ngôn ngữ có phần nào informal hơn. Do đó, phù hợp để luyện kèm với Speaking. Ngoài ra việc phát âm chuẩn và thẩm âm (âm đuôi, âm đơn, …) cũng bổ trợ rất tốt được cho nhau, nên Speaking và Listening đi thành 1 cặp sẽ rất hợp lý!
Vì mỗi bạn lại có 1 quỹ thời gian khác nhau cho việc học IELTS, nên rất khó để đưa ra một con số phù hợp với tất cả. Nhưng lời khuyên được đưa ra là mỗi ngày nên học tối thiểu 1-1,5 tiếng (hoàn toàn tập trung) và duy trì hằng ngày để đạt hiệu quả tối đa nhé! Nếu bạn thấy khó hoặc chưa đủ quyết tâm để thực hiện và cần một PT online hoặc một khóa học trực tiếp  thì AE sẽ luôn sẵn sàng giúp bạn nhé.
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ